Chuông Báo Cháy Kêu - Có Phải Là Có Cháy Thật?

Ngày đăng: 17/05/2022
CHUÔNG BÁO CHÁY KÊU - CÓ PHẢI LÀ CÓ CHÁY THẬT?
Chuông báo cháy mang tín hiệu cảnh báo cháy đến với mọi người. Vì vậy cần phải hiểu rõ về cách hoạt động, cách sử dụng, cũng như cách mở tắt chuông báo cháy khi cần thiết. Hãy cùng EAMGROUP tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý của chuông báo cháy và tìm hiểu lý do tại sao chuông báo chạy lại tự kêu.
Cấu tạo của một hệ thống báo cháy
- Hệ thống báo cháy tự động không chỉ là một cái chuông, mà là cả một tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động khi có cháy xảy ra. Tín hiệu cháy có thể được phát hiện và ra thông báo tự động, hoặc từ tác động của trực tiếp của con người. Và hệ thống này phải làm việc 24/24. - Về cơ bản, một hệ thống báo cháy tự động sẽ có 3 phần chính: trung tâm báo cháy, thiết bị đầu vào, thiết bị đầu ra. Trong đó, trung tâm báo cháy được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính: một bảng điều khiển chính, các module, một biến thế, pin. - Thiết bị đầu vào có thể hiểu là công cụ ghi nhận tín hiệu. Nó bao gồm đầu báo khói, đầu báo nhiệt, báo gas, báo lửa… và công tắc khẩn. Thiết bị đầu ra là các công cụ hiển thị và phát thông báo, gồm chuông báo động, đèn báo động, đèn thoát hiểm, bộ quay số điện thoại tự động... - Tất cả những thiết bị này sẽ được hoạt động theo một cơ chế đơn giản nhưng hiệu quả, đảm bảo tính chính xác cao.
eamgroup
Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy
- Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín: Thiết bị đầu vào nhận tín hiệu - truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy - thiết bị đầu ra phát tín hiệu báo động. - Khi có tín hiệu về sự cháy như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của khói hoặc các tia lửa điện - các thiết bị đầu vào như đầu báo, công tắc khẩn sẽ nhận tín hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy. - Tại đây trung tâm sẽ xử lý thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra sự cháy và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra (bảng hiển thị phụ, chuông, còi, đèn). Lúc này, các thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và xử lý kịp thời.
eamgroup
Hiện tượng báo cháy giả
- Báo cháy giả do thiết kế lắp đặt có thể vì:
+ Lắp đặt đầu báo cháy không phù hợp với môi trường như lắp đặt đầu báo khói ở nơi thường có bụi bám,… + Lắp đặt quá nhiều đầu báo trên 1 kênh tín hiệu của trung tâm báo cháy. + Dây tín hiệu của hệ thống báo cháy có tiết diện quá nhỏ. + Lắp đặt không đồng bộ, các thiết bị của các hãng khác nhau có tùy chỉnh khác nhau.
- Hiện tượng báo cháy giả do quá trình vận hành, sử dụng có thể vì:
+ Không vệ sinh, bảo dưỡng, bảo trì hệ thống kỹ thuật tòa nhà đúng quy trình, bởi các đầu báo khói thường không phân biệt được khói và bụi, nếu trong quá trình sử dụng, bụi bám lâu ngày đạt đến ngưỡng của thiết bị sẽ gây báo cháy giả. + Thiết bị báo cháy bị trục trặc. + Cư dân kích hoạt hệ thống báo cháy bằng tay như trẻ nhỏ ấn nhầm nút, hay người lớn trong khi di chuyển vô tình chạm vào nút chuông báo cháy.
Trên đây là những chia sẻ về kiến thức liên quan đến chuông báo cháy. Nếu bạn gặp những vấn đề khó khăn,trục trặc về hệ thống phòng cháy chữa cháy, chúng tôi, EAMGROUP luôn sẵn sàng có mặt để giúp đỡ bạn với đội ngũ kỹ thuật năng động, giàu kinh nghiệm sẽ không làm bạn thất vọng. Liên hệ với EAMGROUP để được hỗ trợ và tư vấn.

Đề xuất cho bạn
EAMGROUP SOLUTIONS DEVELOPMENT COMPANY Solution For Automatic and Green System Phone: (028) 6650 3348 Hotline: 0978 731 554 Email: Hotro@eamgroup.vn MST: 0315018593 Website: dandung.eamgroup.vn Office: 562B Bui Dinh Tuy, W.12, Binh Thanh District, HCMC
EamGroup KHÁCH HÀNG LÀ TƯƠNG LAI CỦA CHÚNG TÔI EMAIL nhận thông tin ưu đãi về dịch vụ kỹ thuật TS
OK